Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
15597

GIỚI THIỆU VỀ MỒ HÌNH TRỒNG CÂY CAU TẠI XÃ GIAO AN, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Ngày 02/12/2023 00:00:00

GIỚI THIỆU VỀ MỒ HÌNH TRỒNG CÂY CAU TẠI

XÃ GIAO AN, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Cây cau ta hay còn gọi là cây cau ăn trầu, là một loại cây đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho một hình ảnh thôn quê đơn sơ, mộc mạc và gần gũi. Nói về Việt Nam mình, sau đồng lúa vàng, lũy tre xanh thì phải nói ngay đến cây cau, dàn trầu. Cây cau có tên thông thường: Cau, cau ta, cau ăn trầu. Tên khoa học: Areca catechu. Cây có dáng đẹp, ít chiếm diện tích nên thường được trồng để làm cảnh ở sân vườn, biệt thự, dọc đường đi lại, khu đô thị … Cây còn được trồng để lấy quả ăn trầu, sử dụng trong cưới hỏi.

Cây cau đã có từ thời xa xưa, từ các đời vua hùng của Việt Nam đã được dân gian đưa vào truyện cổ tích "sự tích trầu cau " và đã truyền từ đời này sang đời khác.

Trầu cau gắn bó với người Việt đến mức nó đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh như: Lễ tế Trời Đất, lễ Phật, lễ thánh, thần, lễ gia tiên… Trong đời sống xã hội của cư dân nông nghiệp xưa, cau trầu xuất hiện trong mọi hoàn cảnh lễ nghi đời thường như: Cưới xin, ma chay, khao vọng… Người dân “có việc” muốn trình quan nhất thiết phải có cơi trầu, trong nhà có tang trình báo với làng để lo tang lễ hoặc cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái, báo hỷ với họ hàng, làng xóm, bạn bè cũng bắt đầu từ cơi trầu. Đặc biệt, trai gái nên duyên cũng bắt đầu từ “ngôn ngữ” trầu cau; nhận trầu cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn, bởi “miếng trầu nên dâu nhà người”.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng cau rất lớn, giá thành cao nhưng nguồn cung cấp lại thiếu. Cây cau lại phát triển rất tốt và cho năng suất cao, người dân xã Giao An đã nhân rộng mô hình trồng cau để cung cấp cho các đầu mối phía Bắc. Ngoài bán cau thương phẩm, mo cau, người dân còn ươm cây cau giống để trồng tại địa phương và bán cho các địa phương lân cận.

Cau từ khi ươm quả đến lúc thu hoạch phải mất 5 năm, mỗi cây cau trung bình sẽ cho 15-20kg quả/mùa. Hiện tại, giá cau đang ở mức 30 – 50.000đ/kg, thời kỳ cao điểm nhất lên tới 85.000đ/kg. Ngoài thu hoạch quả, mo cau cũng bán được với giá 3.000 đồng/chiếc. Cau giống bán với giá 25.000đ/ cây

Không chỉ mang lại thu nhập cao, mô hình trồng cau còn tạo việc làm cho lao động thường xuyên với thu nhập 170.000 đồng/ngày và giải quyết việc làm cho nhiều lao động thời vụ của địa phương.

Hiện tại toàn xã có hơn 20ha trồng cau, mô hình trồng cau đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nên xã cũng khuyến khích người dân cùng tham gia. Với tổng diện tích 150 ha đất nông nghiệp, tới đây, xã sẽ cố gắng nhân rộng mô hình lên 50 ha, qua đó đem lại một hướng đi mới cho người dân trong vùng.


Những hình ảnh về mô hình trồng cau tại xã Giao An, huyện lang Chánh

infonet-10-1

infonet-6-3

infonet-5-6

infonet-3-7

GIỚI THIỆU VỀ MỒ HÌNH TRỒNG CÂY CAU TẠI XÃ GIAO AN, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Đăng lúc: 02/12/2023 00:00:00 (GMT+7)

GIỚI THIỆU VỀ MỒ HÌNH TRỒNG CÂY CAU TẠI

XÃ GIAO AN, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Cây cau ta hay còn gọi là cây cau ăn trầu, là một loại cây đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho một hình ảnh thôn quê đơn sơ, mộc mạc và gần gũi. Nói về Việt Nam mình, sau đồng lúa vàng, lũy tre xanh thì phải nói ngay đến cây cau, dàn trầu. Cây cau có tên thông thường: Cau, cau ta, cau ăn trầu. Tên khoa học: Areca catechu. Cây có dáng đẹp, ít chiếm diện tích nên thường được trồng để làm cảnh ở sân vườn, biệt thự, dọc đường đi lại, khu đô thị … Cây còn được trồng để lấy quả ăn trầu, sử dụng trong cưới hỏi.

Cây cau đã có từ thời xa xưa, từ các đời vua hùng của Việt Nam đã được dân gian đưa vào truyện cổ tích "sự tích trầu cau " và đã truyền từ đời này sang đời khác.

Trầu cau gắn bó với người Việt đến mức nó đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh như: Lễ tế Trời Đất, lễ Phật, lễ thánh, thần, lễ gia tiên… Trong đời sống xã hội của cư dân nông nghiệp xưa, cau trầu xuất hiện trong mọi hoàn cảnh lễ nghi đời thường như: Cưới xin, ma chay, khao vọng… Người dân “có việc” muốn trình quan nhất thiết phải có cơi trầu, trong nhà có tang trình báo với làng để lo tang lễ hoặc cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái, báo hỷ với họ hàng, làng xóm, bạn bè cũng bắt đầu từ cơi trầu. Đặc biệt, trai gái nên duyên cũng bắt đầu từ “ngôn ngữ” trầu cau; nhận trầu cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn, bởi “miếng trầu nên dâu nhà người”.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng cau rất lớn, giá thành cao nhưng nguồn cung cấp lại thiếu. Cây cau lại phát triển rất tốt và cho năng suất cao, người dân xã Giao An đã nhân rộng mô hình trồng cau để cung cấp cho các đầu mối phía Bắc. Ngoài bán cau thương phẩm, mo cau, người dân còn ươm cây cau giống để trồng tại địa phương và bán cho các địa phương lân cận.

Cau từ khi ươm quả đến lúc thu hoạch phải mất 5 năm, mỗi cây cau trung bình sẽ cho 15-20kg quả/mùa. Hiện tại, giá cau đang ở mức 30 – 50.000đ/kg, thời kỳ cao điểm nhất lên tới 85.000đ/kg. Ngoài thu hoạch quả, mo cau cũng bán được với giá 3.000 đồng/chiếc. Cau giống bán với giá 25.000đ/ cây

Không chỉ mang lại thu nhập cao, mô hình trồng cau còn tạo việc làm cho lao động thường xuyên với thu nhập 170.000 đồng/ngày và giải quyết việc làm cho nhiều lao động thời vụ của địa phương.

Hiện tại toàn xã có hơn 20ha trồng cau, mô hình trồng cau đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nên xã cũng khuyến khích người dân cùng tham gia. Với tổng diện tích 150 ha đất nông nghiệp, tới đây, xã sẽ cố gắng nhân rộng mô hình lên 50 ha, qua đó đem lại một hướng đi mới cho người dân trong vùng.


Những hình ảnh về mô hình trồng cau tại xã Giao An, huyện lang Chánh

infonet-10-1

infonet-6-3

infonet-5-6

infonet-3-7
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Chỉ đạo điều hành